FPT bị công ty Việt Mỹ kiện đòi bồi thường thiệt hại 1 triệu đôla


2007.05.17

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA

Một vụ kiện đầu tiên liên quan đến ngành công nghệ thông tin non trẻ và có tính chất mới mẻ đối với luật pháp Việt Nam vừa được bắt đầu. Vụ kiện này sẽ mở ra một thông lệ đòi quyền được bồi thường của khách hàng đối với những thiệt hại gián tiếp mà từ trước đến nay chưa có một tiền lệ nào.

FptTechnology200.jpg
Trụ sở công ty FPT ở Hà Nội hôm 24-10-2006. AFP PHOTO

Việc đòi tiền bồi thường lên đến 1 triệu Mỹ kim của nguyên đơn về thiệt hại trong hệ thống e-mail, đã buộc nhiều công ty kinh doanh internet của Việt Nam xem xét lại cách làm việc của mình. Mặc Lâm có bài viết về vấn đề này mời quý vị theo dõi

Công ty FPT đang là công ty dẫn đầu trong công nghệ thông tin tại Việt Nam. Không những do các thành tựu của công ty một hosting lớn nhất cho mạng lưới internet tại Việt Nam, công ty còn tiến sang mặt giáo dục. Cổ phiếu của FPT cũng đang dẫn đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy tiềm lực của công ty này rất lớn và không ngừng phát triển.

Tuy nhiên FPT đang gặp những trở ngại trên bước đường kinh doanh khi hồi gần đây luôn bị khách hàng than phiền về những trục trặc trên mạng của những cơ sở có thuê FPT làm hosting cho website của mình.

Năm ngoái, FPT phụ trách hosting cho Tổng Cục Đường Sắt Việt Nam và cơ quan này đã gặp sự cố khi thực hiện việc bán vé tàu trên mạng. Tổng Cục Đường Sắt đã quy trách nhiệm cho FPT khi website của cơ quan này bị tắt nghẽn không thể vào được khiến cho kế hoạch bán vé bị gián đoạn. Trong vụ này, FPT đã chứng minh rằng họ không có trách nhiệm trực tiếp vì đường truyền của họ vẫn hoạt động bình thường.

Một khách hàng khác của FPT là công ty Việt Mỹ lại gặp sự cố trên mạng tương tự. Công ty thương mại Việt Mỹ trụ sở tại quận 4 Thành Phố Hồ Chí Minh đã phát hiện toàn bộ thư điện tử của mình bị mất sạch sau khi toàn bộ hệ thống e-mail của công ty bị kẹt trong nhiều tiếng đồng hồ.

Giám đốc công ty cho biết đã nhiều lần yêu cầu FPT khắc phục sự cố và truy tìm những thư điện tử bị thất lạc nhưng FPT không có một phản hồi tích cực nào.

Cho đến giờ hệ thống pháp lý của Việt Nam vẫn chưa chấp nhận cách suy luận như vậy, cho nên khả năng đòi bồi thường ngoài cái thiệt hại cụ thể có thể thấy được, chưng minh được thì rất là khó, vì vậy cái yêu cầu đòi bồi thường 1 triệu đôla tôi cho rằng nó hơi thiếu cơ sở pháp lý, ít nhất trong khung cảnh của pháp luật Việt Nam hiện tại.

Công ty Việt Mỹ đã đâm đơn kiện FPT đòi bồi thường thiệt hại 1 triệu đôla do việc kinh doanh của công ty bị gián đoạn và mất uy tín với khách hàng cũng như những thư điện tử bị mất có nội dung rất quan trọng trong việc hợp đồng giữa công ty này và đối tác. Đơn kiện được nộp tại tòa án nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh vào tuần qua.

Khả năng thành công của vụ kiện

Chúng tôi liên lạc với Luật sư Lê Công Định hiện đang làm vịêc với công ty DC Lawyers tại Việt Nam để tìm hiểu thêm vấn đề tương đối phức tạp này. Khi hỏi về khả năng thành công của vụ kiện này có thể thấy trước được bao nhiêu phần, Luật sư Định cho biết:

Luật sư Lê Công Định: Thực ra nói về trách nhiệm thì FPT là người có trách nhiệm phải đền bù, nhưng vấn đề chính là Việt Nam chưa có luật chấp nhận việc gây thiệt hại một cách gián tiếp.

Muốn chứng minh cái thiệt hại gián tiếp này thì đòi hỏi phải có nhiều bằng chứng cụ thể và Việt Nam thì chưa chấp nhận cách suy diễn là tôi bị mất cái hồ sơ này nên cơ hội kinh doanh của tôi bị mất, và tôi bị thiệt hại thế này...thế này.

Cho đến giờ hệ thống pháp lý của Việt Nam vẫn chưa chấp nhận cách suy luận như vậy, cho nên khả năng đòi bồi thường ngoài cái thiệt hại cụ thể có thể thấy được, chưng minh được thì rất là khó, vì vậy cái yêu cầu đòi bồi thường 1 triệu đôla tôi cho rằng nó hơi thiếu cơ sở pháp lý, ít nhất trong khung cảnh của pháp luật Việt Nam hiện tại.

Mặc Lâm: Xin luật sư cho biết hiện tại khung pháp lý của Việt Nam có quy định nào bồi thường cho đối tác kinh doanh tương tự như những yếu tố trong vụ này hay không?

Chính xác. Cái khó là vì không có những án lệ về vấn đề này hơn nữa tòa VN lại không sẵn sàng đặt ra những án lệ cho nên về sau người ta thấy những trường hợp như vậy thì người ta không dám kiện do đó công ty FPT sẽ thủ lợi rất nhiều sau này.

Luật sư Lê Công Định: Thực ra luật CNTT không quy định trực tiếp về vấn đề này. Vấn đề bồi thừờng thiệt hại được quy định rất chung chung và mình buộc phải dẫn chứng những cái luật khác, chẳng hạn như luật dân sự để xem xét khả năng bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên luật Việt Nam đòi hỏi phải chứng minh trực tiếp còn nếu không chứng minh trực tiếp được thì cái khả năng đòi bồi thường rất khó.

Mặc Lâm: Thông thường nếu khung pháp lý chưa có thì thường tòa án tại các nước phát triển sẽ áp dụng những án lệ cho những vụ xử sau này. Hệ thống luật của Việt Nam có cho phép áp dụng những án lệ hay không thưa luật sư?

Luật sư Lê Công Định: Ở trong những hệ thống pháp lý đã phát triển thì sẽ có những án lệ về những vấn đề này thì chắc chắn khả năng đòi bồi thường 1 triệu đôla không phải là vô lý và có thể đòi được. Nhưng ở Việt Nam có vẻ rất khó chứng minh.

Mặc Lâm: Nếu không xử được vì không có luật thì đây sẽ là tiền lệ cho những vi phạm được coi là gián tiếp sau này. Và trước mắt là FPT sẽ là người được hưởng lợi vì sẽ không chịu bất cứ hình thức xử lý nào đối với những lỗi mà họ gây ra cho đối tác kinh doanh,vì trong CNTT rất khó chứng minh những thiệt hại trước tòa?

Luật sư Lê Công Định: Chính xác. Cái khó là vì không có những án lệ về vấn đề này hơn nữa tòa VN lại không sẵn sàng đặt ra những án lệ cho nên về sau người ta thấy những trường hợp như vậy thì người ta không dám kiện do đó công ty FPT sẽ thủ lợi rất nhiều sau này.

Vụ kiện này nổi bật lên nhờ vào con số 1 triệu đôla tiền bồi thường nhưng mặt khác cũng cho thấy những mặt khiếm khuyết cần phải được xem xét của luật pháp Việt Nam sau khi gia nhập WTO và những vấn đề mới mẻ phát sinh.

Đã có những ý kiến đề nghị Quốc Hội kỳ tới có lẽ phải chú ý hơn nữa về những vụ việc tương tự chắc chắn sẽ xảy ra trên nhiều lãnh vực, mà CNTT là nơi rất dễ xảy ra tranh chấp trong thời hội nhập với thế giới.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.