Lực lượng xe ôm cần có quy định nhằm bảo vệ và kiểm soát?

Báo Pháp Luật mới đây có bài viết cho là hoạt động xe ôm trong nước hiện nay hết sức lộn xộn, nảy sinh nhiều phức tạp, như lừa đảo, bắt chẹt hành khách, gây mất trật tự, nhất là ở các khu bến xe đò, nhà ga xe lửa.
Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
2009.03.18
Xe ôm ở Việt Nam một dịch vụ không thể thiếu Xe ôm ở Việt Nam một dịch vụ không thể thiếu
Photo courtesy Vietnamnet

Trong khi đó cũng có những tài xế xe ôm bị cướp mất xe, bị kẻ gian giết hại.

Từ những thực tế đó, báo chí cũng như cơ quan hữu trách hay hiệp hội vận tải đặt vấn đề là liệu nhà nước có cần phải quản lý đội ngũ vận chuyển này hay không?

Mời quý vị nghe Đỗ Hiếu trình bày thêm chi tiết về vấn đề xã hội nan giải này.

Cách đây gần 7 năm, bộ giao thông vận tải cũng đã ban hành thông tư chính thức hướng dẫn việc sử dụng xe đạp thô sơ, xe gắn máy, mô tô 3 bánh để vận chuyển hánh khách và hàng hóa, tuy nhiên những quy định đó, một khi áp dụng vào thực tế đã không phù hợp nên không còn khả thi nửa.

Điều lệ cần phải hợp lý và thực tế 

Cách đây gần 7 năm, bộ giao thông vận tải cũng đã ban hành thông tư chính thức hướng dẫn việc sử dụng xe đạp thô sơ, xe gắn máy, mô tô 3 bánh để vận chuyển hánh khách và hàng hóa, tuy nhiên những quy định đó, một khi áp dụng vào thực tế đã không phù hợp nên không còn khả thi nửa.

Theo dư luận thì những điều lệ do bộ giao thông vận tải ban hành quá chung chung, thiếu thực tế, ví dụ như thông tư yêu cầu người lái xe ôm phải làm đơn, rồi chờ cấp có thẩm quyền cho phép mới được hành nghề.Trong khi đó, những người chaỵ xe ôm kiếm sống thường là dân từ các tỉnh, miền quê lên thành phố làm thêm nên không có giấy tờ hợp lệ thì làm cách nào được đứng đơn xin nạp cho chánh quyền sở tại. 

Ngoài còn phải kể thêm các cán bộ, công chức, sinh viên, học sinh, vì cuộc sống gay go  nên lái xe ôm, ngoài giờ làm , giờ học,  kiếm thêm chút ít, nên cũng không muốn đăng ký, vì sợ ảnh hưởng đến cơ quan , trường lớp. Khi kiểm tra, quản lý thì làm sao phân biệt được là người đó chạy xe ôm kiếm tiền hay chỉ  đưa đón dùm người thân, bè bạn.

Theo hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam thì nhà nước nên bắt đầu công tác quản lý đội ngũ chạy xe ôm tại các bến xe, nhà ga, những người muốn hành nghề tại khu vực đó phải đăng ký, xin phép cơ quan chức năng, mặc đồng phục, dựng xe máy, đón khách đúng nơi quy định.

Theo hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam thì nhà nước nên bắt đầu công tác quản lý đội ngũ chạy xe ôm tại các bến xe, nhà ga, những người muốn hành nghề tại khu vực đó phải đăng ký, xin phép cơ quan chức năng, mặc đồng phục, dựng xe máy, đón khách đúng nơi quy định.

Hơn nửa vì đây là một nghề tự do, mọi người đều có thể làm đuợc, vì thế cơ quan quản lý chỉ đưa ra khuyến cáo yêu cầu người hành nghề thông báo cho cơ quan hữu trách tại địa phương hay khu vực hoạt động. Nhờ cách thức này mà khi có xảy ra ra trấn lột, cướp xe, thì cơ quan chức năng dễ can thiệp.

“Tài xế” xe ôm lo ngại cho tương lai 

Khi hay tin, xe ôm cần được quản lý, mới được các báo nói tới ông Thìn, một người từng hành nghề xe ôm cho đây là điều buồn cười vì sẽ khiến không ít người mất chén cơm:

“ Việt Nam là một xứ nghèo, chưa phát triển được sau chiến tranh, xe ôm là một phương tiện di chuyển cần thiết cho xã hội, giúp một số lớn người có miếng ăn. Nếu rồi đây, nghề này bị quản lý thì sẽ gây khó khăn cho những người chạy xe ôm.Sau này, đất nước sung túc, đường xá rộng mở, xe cộ dập dìu, tự nhiên xe ôm sẽ biến mất.
Ô.Thìn

“ Việt Nam là một xứ nghèo, chưa phát triển được sau chiến tranh, xe ôm là một phương tiện di chuyển cần thiết cho xã hội, giúp một số lớn người có miếng ăn. Nếu rồi đây, nghề này bị quản lý thì sẽ gây khó khăn cho những người chạy xe ôm.Sau này, đất nước sung túc, đường xá rộng mở, xe cộ dập dìu, tự nhiên xe ôm sẽ biến mất.

Đôi khi những tài xế xe ôm cũng chứng tỏ lòng hào hiệp, can đảm, sẵn sàng ra tay truy bắt bọn gian kẻ cướp”

Cô Thanh, một người thường dùng xe ôm nói, khi nhà nước chưa quản lý thì giới xe ôm cũng chưa đủ no mỗi ngày, nếu đội ngủ này bị ràng buộc bởi quy định này nọ, không biết họ sinh sống ra sao:

Hàng tháng, các tài xế xe ôm được tập huấn về luật lệ giao thông, kiểm tra tay nghề. Nếu vi phạm quy định có thể bị cảnh sát lập biên bản, tịch thu xe. Khách phải xếp hàng chờ xe, giá cả thống nhất, đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm. Người lái cũng phải đợi đến lượt mình mới được nhận đón khách.

“ Những người lái xe ôm kiếm ăn rất khó nhọc, phải nhặt từng đồng để nuôi sống bản thân và gia đình. Chuyện báo chí nói là nghề này phức tạp, mang tiếng, ít khi xảy ra, vì giới cầm lái xe ôm, dù nghèo nhưng họ  không phải là phần tử xấu.”

Thái Lan đã thành công trong việc đưa hoạt động xe ôm vào quy củ

Theo tờ Pháp Luật thì Thái Lan đã có quy định về quản lý xe ôm, mọi người muốn hành nghề phải đăng ký với chánh quyền địa phương.

Hàng tháng, các tài xế xe ôm được tập huấn về luật lệ giao thông, kiểm tra tay nghề. Nếu vi phạm quy định có thể bị cảnh sát lập biên bản, tịch thu xe. Khách phải xếp hàng chờ xe, giá cả thống nhất, đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm. Người lái cũng phải đợi đến lượt mình mới được nhận đón khách.

Hoạt động xe ôm tại xứ Thái được xem là có quy củ, nề nếp, không có tình trạng cạnh tranh, giành giựt, bắt chẹt khách, hay cuớp xe, giết tài xế.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.