Quy định dân không được giám sát CSGT bằng cách ghi âm, ghi hình có trái Hiến pháp?

RFA
2024.10.09
Quy định dân không được giám sát CSGT bằng cách ghi âm, ghi hình có trái Hiến pháp? Cảnh sát giao thông Việt Nam
AFP

Theo thông tư mới được Bộ Công an ban hành, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 11 năm 2024, người dân không được giám sát cảnh sát giao thông (CSGT) qua thiết bị ghi âm, ghi hình nữa.

Theo lý giải của Bộ Công an, việc giám sát của một số người dân đối với lực lượng cảnh sát giao thông có lúc, có nơi chưa khách quan, đúng quy định; có tình trạng lợi dụng quyền giám sát để quay phim, ghi hình, chụp ảnh quá trình làm việc với cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông và chia sẻ lên mạng xã hội nhằm mục đích quấy rối, gây khó khăn cho công tác thi hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, ảnh hưởng đến hình ảnh của lực lượng cảnh sát giao thông.

Ngoài ra, cũng theo thông tư mới, trang phục, số hiệu công an nhân dân không còn công khai nữa, CSGT chỉ cần công khai các phương tiện, thiết bị kỹ thuật để phát hiện vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Cựu công an Nguyễn Doãn Tú nêu quan điểm của ông về quy định thay đổi vừa nêu:

“Điều này rất dễ hiểu vì hiện tại, Việt Nam đang trong thời kỳ công an trị rõ nhất, huy hoàng nhất. Công an đề ra cả rừng luật nhưng hiến pháp quy định công dân có quyền giám sát cơ quan công quyền. Như vậy công an đã làm trái Hiến pháp, mà Hiến pháp là văn bản pháp luật cao nhất. Tất cả các luật đều phải dựa vào Hiến pháp thì mới được ban hành. Bây giờ công an quy định như vậy thì thể hiện rõ nhất sự lạm quyền. Dân mà phản kháng thì họ sẽ bắt, nhốt theo đúng quy trình của họ tạo ra để bịt miệng, không cho tiếng nói dân chủ”.

Khoản 2 Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về vai trò của Nhân dân trong giám sát quyền lực trong Nhà nước pháp quyền, đó là: Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.

Quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Nhân dân bao gồm các quy phạm pháp luật quy định chủ thể là Nhân dân có thẩm quyền giám sát, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong mối quan hệ với chủ thể giám sát; phạm vi giám sát; hình thức và phương pháp giám sát; trình tự, thủ tục và hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát…

Từ năm 2013, việc người dân được phép quay phim, chụp hình cảnh sát giao thông khi làm nhiệm vụ hay không, đã được Bộ công an đưa ra bàn thảo nhiều lần. Đến tháng 10 năm 2019, Bộ Công an chính thức đề xuất công dân được giám sát CSGT bằng hình thức ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp. Theo đề xuất này, người dân được phép giám sát hoạt động của cảnh sát giao thông thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ đang thực thi nhiệm vụ.

Điều này rất dễ hiểu vì hiện tại, Việt Nam đang trong thời kỳ công an trị rõ nhất, huy hoàng nhất. Công an đề ra cả rừng luật nhưng hiến pháp quy định công dân có quyền giám sát cơ quan công quyền. Như vậy công an đã làm trái hiến pháp, mà hiến pháp là văn bản pháp luật cao nhất. - CA Nguyễn Doãn Tú

Ngày 15 tháng 1 năm 2020, Thông tư 67/2019 của Bộ Công an chính thức có hiệu lực. Theo đó, người dân sẽ có năm hình thức giám sát đối với lực lượng công an trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Thứ nhất, giám sát thông qua các thông tin công khai của công an và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng. Thứ hai, thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật. Thứ ba, thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sĩ. Thứ tư, thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Thứ năm, thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp.

Chỉ năm năm sau, chính Bộ Công an lại bỏ quy định người dân được giám sát cảnh sát giao thông bằng thiết bị ghi âm, ghi hình. Về việc này, Luật sư Đặng Đình Mạnh nhấn mạnh về phương diện luật pháp:

“Về phương diện luật pháp, nếu bỏ quy định thì cũng không sai luật vì công an có quyền soạn thảo luật theo kiểu như vậy. Tuy vậy, bỏ hay giữ quy định thì cũng không giới hạn được quyền giám sát của người dân theo hiến pháp. Nếu công an bỏ quy định người dân được giám sát cảnh sát giao thông bằng thiết bị ghi âm, ghi hình thì thật ra, công an tự làm khó chính họ, bởi người dân vẫn có quyền thực hiện quyền của mình theo hiến pháp, chứ đâu phải thực hiện theo quy định của công an”.

---------------

Bộ Công an đề xuất người dân được ghi hình CSGT

Cho phép CSGT dùng vũ lực: làm sao để tránh lạm dụng?

Sao số vụ chống lại CSGT ngày càng tăng?

---------------

CSGT Việt Nam bị cáo buộc lạm quyền, sử dụng vũ lực với dân một cách rõ ràng; đặc biệt qua những video clip do người dân quay lại. Chẳng hạn như một đoạn clip được đăng trên mạng xã hội chiều 26 tháng 4 năm 2022, ghi lại cảnh một cảnh sát giao thông có hành động quật ngã một người đàn ông điều khiển xe máy trên đường, sau đó đã dùng chân đạp vào mặt người đàn ông này.

Tháng 4 năm nay, Bộ Công an lại đề xuất, nếu người tham gia giao thông không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát, có hành vi chống người thi hành công vụ, lực lượng thi hành nhiệm vụ được quyền sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ hoặc vũ khí theo quy định để phòng vệ chính đáng.

Lập luận đối với tình trạng này là một khi CSGT hành xử vũ lực với người dân càng nhiều thì người dân chống đối lại càng nhiều, cho dù Bộ Công an đề xuất nhiều biện pháp để bảo vệ lực lượng này.

Thống kê từ Cục Cảnh sát giao thông cho thấy, chỉ trong sáu tháng đầu năm 2024, cả nước đã xảy ra 78 vụ chống lại lực lượng CSGT, tăng 45 vụ (tương đương 136%) so với cùng thời gian năm trước.

Theo nhận định của nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, chuyện người vi phạm chống đối CSGT là bức tranh phản ánh hiện thực ‘thượng bất chính hạ tắc loạn’ trong xã hội hôm nay, và lỗi đến từ phía dân, phía xã hội, phía đảng, phía nhà nước và chính quyền. Ông nói thêm:

“Một xã hội văn minh, kỷ cương phép nước được tôn trọng thì cả hai phía đều ý thức. Nhân dân phải tôn trọng pháp luật và Nhà nước phải gương mẫu, trong sạch. Người dân có sự coi thường cảnh sát giao thông bởi những hình ảnh nhận tiền công khai trên đường phố”.

Theo nhà báo này, bây giờ Bộ Công an cấm người dân giám sát CSGT bằng hình thức quy phim, chụp hình, trong khi lực lượng này có quá nhiều quyền hạn như quyền dừng phương tiện tham gia giao thông để kiểm tra việc chấp hành các quy định về quy tắc giao thông đường bộ; quyền kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ; quyền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác… sẽ dẫn đến một xã hội bất ổn hơn về phương diện an toàn giao thông.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Anonymous
09/10/2024 20:27

Hiến pháp dưới Cương lĩnh của đảng csvn, đảng csvn dưới quyền điều khiển của công an. Vậy, suy ra Hiến pháp dưới quyền của công an! Do vậy, công an điều khiển cả bộ máy nhà nước, họ muốn làm gì thì họ làm, chẳng cần kiêng sợ ai! Giờ đây quyền làm chủ của người dân là như thế đó!

Đỗ Bù
10/10/2024 03:17

CSGT được bảo kê bởi ngài chủ tịt nước Tô Chén rồi nên muốn sửa quy định gì chẳng được…Quốc hội làm sao chống nổi với ngài chủ tịt kiêm tổng bí đái hả!?

Duy Hữu, USA
10/10/2024 09:42

Đồng bào Việt Nam, nhân dân Việt Nam, dân bình thường, còn bình thường, người bình thường, còn bình thường, ai ai cũng biết.

Bao nhiêu năm qua, tập đoàn đảng viên, đảng trưởng, tổng đảng trưởng, da vàng, cờ đỏ, búa liềm, Việt Cộng, độc đảng, độc tài, độc quyền... chúng ngụy ngôn, ngụy biện Việt Cộng, chúng ngụy luận, ngụy thuyết Việt Cộng, chúng ngụy danh nhân dân Việt Nam, chúng ngụy quyền viết " Hiến pháp " Việt Cộng, viết luật rừng, rừng luật Việt Cộng, chúng độc quyền bịt mồm, bịt tai, bịt mắt, lừa bịp nhân dân Việt Nam, độc quyền cai trị, thống trị toàn dân Việt Nam như dân nô lệ da vàng theo luật rừng Việt Cộng.

Bao nhiêu năm qua, chưa có năm nào, chưa có bao giờ, toàn dân Việt Nam ta có toàn quyền tự do, tự do cử, tự do bầu, tự do chọn... Bô ̣trưởng " Công an Nhân dân ", có tài, có đức, có tầm, có tậm phục vụ nhân dân... trong toàn dân Việt Nam, của toàn dân Việt Nam, do toàn dân Việt Nam, vì toàn dân Viêt Nam, vì nhân quyền, dân quyền, vì các quyền lợi của toàn dân Việt Nam.

Tập đoàn đảng viên, đảng trưởng, tổng đảng trưởng, da vàng, cờ đỏ, búa liềm, Việt Cộng, độc đảng, độc tài, độc quyền treo
đầu dê " dân chủ, dân giầu, nước mạnh, công bằng, văn minh " bán thịt chó "đảng chủ, đảng giầu, nước mất, bất công, bất minh".

canhducnguyen@gmail.com
10/10/2024 10:24

ko đồng tinh