Tại sao học trò vô lễ, xúc phạm thầy cô giáo ngày càng tăng?

RFA
2022.10.20
Tại sao học trò vô lễ, xúc phạm thầy cô giáo ngày càng tăng? Ảnh minh họa một lớp tiểu học ở Hà Nội
AFP

Đạo đức xuống cấp

“Đừng có đụng đến tôi. Nãy giờ tôi làm gì ông? Tôi xưng hô tên ông hả? Ông có quyền gì cấm tôi? Ông là ông nội tôi hả? Mày mới bố láo á…”

Đó là những “trả treo” của một nữ sinh với thầy giáo của mình ngay tại lớp học, được một học sinh quay lại và đưa lên mạng xã hội mấy hôm nay. Theo truyền thông Nhà nước, sự việc xảy ra tại một lớp 12 trường THPT Nguyễn Chí Thanh ở tỉnh Khánh Hòa.

Cách đây một năm (11/2021) trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại vụ việc một nam sinh ngang nhiên văng tục, có thái độ vô lễ với giáo viên trong tiết học online khiến người xem vô cùng phẫn nộ. Đoạn clip dài gần ba phút được cho là do một trong số các học sinh có mặt trong tiết học quay lại. Trước đó, vào tháng 5 năm 2020, mạng xã hội cũng sôi sục với clip ghi lại cảnh một nam sinh lớp 8 tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quận Ba Đình, Hà Nội có lời lẽ hỗn xược và vung tay tát vào mặt cô giáo trước sự chứng kiến của những người bạn khác, khi bị cô tịch thu điện thoại trong giờ học.

Xảy ra những chuyện như thế do nhiều nguyên nhân lắm, mà nguyên nhân đầu tiên là ông thầy không giữ được cái phẩm chất của người thầy. Phải nghĩ là lỗi của thầy trước. Lỗi của nhà trường. Lỗi của nền giáo dục. - Giáo sư Nguyễn Đình Cống

Về sự việc mới đây tại Khánh Hoà, lên tiếng trên trang web chính thức của trường hôm 16 tháng 10, thầy Hiệu trưởng Hà Văn Thọ có bức tâm thư “HÃY TIN TƯỞNG CHÚNG TÔI”. Trong đó có đoạn: “Trong những ngày gần đây có xảy ra việc học sinh và thầy giáo của trường có những ứng xử chưa đẹp, cộng đồng mạng, dư luận đã lan truyền và đã có nhiều ý kiến, bình luận, nhận xét đa chiều và cũng đã có những tác động không hay đến lớp lớp thế hệ học sinh, tác động đến công tác giáo dục của nhà trường…

Dẫu sao các em học sinh vẫn còn tuổi nhỏ, các em vẫn như là những cây măng, các em sẽ không chịu nỗi sức gió như bão của dư luận, trước cơn bão như vậy có thể những cây măng các em có một sự nhạy cảm ngây thơ sẽ gãy đổ đi bất cứ lúc nào và chúng ta cũng không hình dung được chúng sẽ gãy đổ ra sao!”

Tuy vậy, nhiều người bày tỏ trên mạng xã hội cho rằng, học sinh lớp 12 không thể gọi là tuổi còn nhỏ. Ở lứa tuổi này, các em đã ý thức lời nói, hành động của mình. Một số người khác lại cho rằng, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho học sinh, mà học sinh cũng là nạn nhân của thể chế. Nhận định về tất cả những hành động của học sinh với thầy cô giáo trong các sự kiện vừa qua, Giáo sư Nguyễn Đình Cống nói với RFA sáng 20 tháng 10:

“Xảy ra những chuyện như thế do nhiều nguyên nhân lắm, mà nguyên nhân đầu tiên là ông thầy không giữ được cái phẩm chất của người thầy. Phải nghĩ là lỗi của thầy trước. Lỗi của nhà trường. Lỗi của nền giáo dục. Trước đây người thầy lấy cái đạo lý làm gương, cái truyền đạt là chính. Người thầy bây giờ qua một quá trình bị xã hội đối xử kém, lâm vào cái hoàn cảnh khó khăn, nghèo nàn. Nghèo thì phải làm hai chuyện. Một là làm chuyện vớ vẩn như buôn bán ngoài chợ. Cái thứ hai là phải dạy thêm thu tiền. Có nhiều thầy tạo ra việc dạy thêm bắt học sinh phải học. Khi đó sự kính trọng của học trò không còn nữa.

Còn một nguyên nhân nữa là nguyên nhân của xã hội. Hiện nay trên TV, trên game, ngoài xã hội thì tính côn đồ, tính hung bạo nó xảy ra thường xuyên và nó ảnh hưởng đến học trò và rồi nó lan vào nhà trường.

Cái việc học sinh thô bạo với nhau, với thầy cô giáo là một sự xuống cấp đạo đức của toàn xã hội; là một tai nạn của xã hội; là một sự thất bại của giáo dục.”

Nêu quan điểm của mình về môi trường giáo dục hiện nay và nhất là lễ nghĩa "tôn sư trọng đạo", nhà giáo Phạm Minh Hoàng từng nói với RFA:

“Xã hội hôm nay có sự tiến bộ về vật chất, kinh tế nhưng nó tha hóa về đạo đức. Người ta sẵn sàng đạp lên tất cả để đạt cái mục tiêu của họ, không chỉ trong lãnh vực giáo dục mà ở nhiều lãnh vực khác nữa. Đó là điều đáng buồn. Hơn nữa, khi học trò ‘mua’ được người thầy thì rõ ràng người học trò sẽ không còn tôn trọng người thầy này nữa.” 

Lỗi tại ai?

2006-09-05T120000Z_359573520_GM1DTKVZKBAA_RTRMADP_3_VIETNAM-SCHOOL.JPG

Có một luồng ý kiến khác đang được bàn tán trên mạng xã hội nhiều ngày qua về câu chuyện trên, đó là mức lương của thầy cô giáo hiện nay quá thấp, khiến họ phải "kiếm thêm" thu nhập bằng các công việc khác như dạy thêm hoặc có cả những trường hợp đã từng được báo chí phanh phui đó là thầy cô giáo "vòi" tiền học sinh để nâng điểm.

Theo thông tin được truyền thông Nhà nước loan tải, chỉ trong một tháng đầu năm 2021 có hai vụ thầy giáo vòi tiền của học sinh. Vụ thứ nhất xảy ra ở Trường cao đẳng Y tế Quảng Nam. Một giảng viên của trường này 'vòi vĩnh', nhận tiền của 44 sinh viên với tổng số tiền hàng chục triệu đồng. Vụ thứ hai xảy ra tại Trường đại học Hoa Sen. Một giảng viên thỉnh giảng môn tiếng Anh của trường này đã chủ động gợi ý sinh viên đóng mỗi người 500.000 đồng để được nâng điểm thi học kỳ môn này. Vô hình chung những "cách kiếm tiền" không chính đáng đó đã khiến cho học sinh nhìn giáo viên với một thái độ khác.

Được biết, theo quy định hiện nay, mức lương của giáo viên tiểu học mới vào nghề, bao gồm phụ cấp ưu đãi nghề, chỉ hơn ba triệu đồng/tháng. Giáo viên cấp trung học thì khoảng bảy triệu đồng/tháng.

Bàn về vấn đề lương bổng của nhà giáo, Giáo sư Đặng Hùng Võ từng lên tiếng với RFA rằng, chế độ đãi ngộ và lương cho giáo viên tất cả các cấp phải được tính như bên công an và quân đội. Nghĩa là phải gấp rưỡi những người làm ở các ngành khác, bởi công an và quân đội có nghĩa vụ bảo vệ đất nước, còn giáo viên là những người đào tạo ra thế hệ sau, tức vừa bảo vệ vừa phát triển đất  nước. Vai trò không kém công an với quân đội hiện nay.

Còn chuyện đứa học trò hỗn láo với thầy cô có thể do nó phẫn uất khi thấy cha mẹ phải chật vật chạy tiền hàng tháng cho nó đi “mua chữ” chứ không phải học chữ. Khi chuyện giáo dục trở thành mua bán như vậy thì đừng mong học sinh phải coi thầy giáo là người thầy đúng nghĩa. - ông Minh Tùng

Có phải đồng tiền làm mờ nhân cách một số thầy cô giáo? Chúng tôi không lạm bàn việc này, tuy nhiên ông Minh Tùng, chủ căn nhà đang được cho thuê mở lớp dạy thêm ở quận 7, TP.HCM nói với RFA quan điểm của ông:

Theo tôi, đây là lỗi của hệ thống, lỗi của Nhà nước, lỗi của nhà quản lý. Thứ nhất, nhà quản lý đã đẩy thầy cô tới chuyện phải dạy thêm để kiếm tiền và tạo cho họ cơ hội làm giàu nhờ dạy thêm. Từ đó thầy cô đánh mất cái chức năng, cái trách nhiệm giáo dục mà họ đi dạy để “bán chữ”. Đó là lỗi chính.

Còn chuyện đứa học trò hỗn láo với thầy cô có thể do nó phẫn uất khi thấy cha mẹ phải chật vật chạy tiền hàng tháng cho nó đi “mua chữ” chứ không phải học chữ. Khi chuyện giáo dục trở thành mua bán như vậy thì đừng mong học sinh phải coi thầy giáo là người thầy đúng nghĩa.”

Trở lại với câu chuyện cô học sinh đối đáp vô văn hoá với thầy giáo tại Khánh Hoà, hôm 19 tháng 10, truyền thông Nhà nước cho hay, Ban giám hiệu Trường THPT Nguyễn Chí Thanh ở Khánh Hòa đã tiến hành cuộc họp hội đồng kỷ luật nữ sinh đó đồng thời ra quyết định cho nữ sinh này nghỉ học một tuần.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Duy Hữu, USA
21/10/2022 13:21

Cũng chỉ vì, chỉ vì...

Bần cùng sinh đạo tặc, phú quý sinh lễ nghĩa.

Thầy cô lương tháng bần cùng, có lương tri đạo chích, sinh hành vi đạo tặc, giáo dục học trò thành côn đồ, đạo chích, đạo tặc.
Thầy cô lương tháng phú quý, có lương tri nghĩa lễ, sinh hành vi lễ nghĩa, đào tạo hoc sinh thành con người có nghĩa lễ, lễ nghĩa.

Cũng tại vì, tại vì...

Thầy cô nào, học trò đó, học trò mất dạy tại thầy cô côn đồ, thầy cô côn đồ tại đảng " cụ Hồ " độc quyền mất dạy, theo tà đạo, theo đạo đức thờ " cụ Hồ ", thờ cụ Các Mát, thờ cụ Lê Nin, thờ cụ Xì Ta Lin, vái cụ Mao, lạy cụ Tạp Cạn Bình... côn đồ, mất dạy.

Đảng chúng độc đảng, đảng độc, độc tài, độc đoán, độc tôn, độc địa, độc trị, đảng trị... độc diễn, độc quyền... diệt phá các đạo giáo, phá diệt các đạo đức thờ Trời, thờ Ông Trời, thờ Đức Chúa Trời, thờ Đức Phật, thờ kính Ông bà, Tổ tiên, Tiên Rồng.

Đảng chúng độc quyền, độc diễn... Giáo dục Việt Cộng và Đào tạo Việt Cộng... độc quyền, độc diễn... đào tạo và giáo dục thế hệ con trẻ Việt Nam thành những con người Việt Cộng... nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi... cấm " tự diễn biến ", cấm " tự chuyển hóa ", cấm tự tiến hóa thành người, thành người Việt Nam... nhưng phải theo đạo đức " cắt mạng ", chủ nghĩa xã hội đỏ, chủ nghĩa xã hội đen, chủ trương đường lối... bạo động, bạo lực, bạo quyền... phản Sự thật, phản Tình thương, phản tình người, phản tình dân tộc... phản tự do, phản nhân quyền, phản dân quyền, phản dân chủ, phản quyền dân làm chủ nước nhà và nhà nước của dân.

Đảng chúng độc quyền định hướng thế hệ trẻ Việt Nam thành thế hệ trẻ Việt Cộng độc hướng tiến tới chủ nghĩa tư bản đỏ, độc đảng, độc tài, tài phiệt, độc bọn bất tài, bất lương, chỉ vì tiền, vì tiên " chân dài ", vì " cụ Hồ " vĩ đại, mất cả tổ tiên, vì dại, vì ngu.

Ý dân là ý Trời... ý Trời, ý Đức Chúa Trời, ý Đức Phật, ý Ông bà, Tổ tiên là ý toàn dân ta... tùy ý toàn dân ta...

Đứng Lên, Lên Tiếng, thay đổi, đổi mới, đổi thay... Giáo dục và Đào tạo, nước nhà Việt Nam và nhà nước Việt Nam của toàn dân.