Gương thành công của chủ trang trại nuôi bò sữa ở Tuyên Quang


2005.04.13

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Một trong những hoạt động được nhiều người trẻ quan tâm là làm sao có thể khởi nghiệp thành công nhằm tự nuôi sống bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội.

Người nông dân đưa bò ra đồng để cày ruộng. AFP PHOTO/HOANG DINH NAM

Trong Mục Nhịp Sống Trẻ kỳ này, Gia Minh giới thiệu cùng quí thính giả và các bạn trẻ gương thành công của anh Trần Văn Lý, người sở hữu trang trại nuôi bò sữa tại Xã Đội Cấn, Huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuyên Quang.

Đây là một ngành nghề mới mà anh Lý tham gia tổ chức nên tại quê hương của anh. Trước tiên anh Trần Văn Lý cho biết bước đầu đến với ngành mà anh không hề học ở trường từ trung học đến đại học:

"Trước khi làm việc này thì tôi đi tham quan tất cả các cơ sở khắp cả nước. Bản thân tôi học kinh tế quốc dân, và khi đi về thì tôi thấy đây là nghề mới có thể phù hợp với Tuyên Quang."

Điều kiện và vốn liếng

Gia Minh: Điều kiện của Tuyên Quang thế nào với bò sữa?

Trần Văn Lý Thiên nhiên khi chưa nhập về thì có luồng thông tin là không nên nhưng nay thì thấy phù hợp. Trước đây chỉ có lẻ tẻ thôi chứ không có nhiều.

Trước khi làm việc này thì tôi đi tham quan tất cả các cơ sở khắp cả nước. Bản thân tôi học kinh tế quốc dân, và khi đi về thì tôi thấy đây là nghề mới có thể phù hợp với Tuyên Quang.

Gia Minh: Vốn liếng ra sao?

Trần Văn Lý Vốn cá nhân và vay ngân hàng. Vốn bò ba tỷ và cơ sở một tỷ. Gia Minh: Nếu người trẻ muốn theo nghề mà có vốn ít thì sao?

Trần Văn Lý Thì cần cơ chế chính sách của địa phương. Tôi làm được vì cá nhân có quyết tâm và có sự hỗ trợ của địa phương.

Những khó khăn

Gia Minh: Có những trở ngại gì?

Trần Văn Lý Đây là nghề mới nên có khó khăn như biến động về bệnh tật. Thứ hai là tiêu thụ giá sữa thấp. Đầu ra chưa cập lắm. Kỹ thuật cùng khó.

Gia Minh: Sao vượt qua được?

Trần Văn Lý Viện chăn nuôi và chuyên gia quốc tế giúp, đến nay thì trình độ chuyên môn chắc tay nghề. Còn giá sữa thì ở Tuyên Quang là cao nhất nhưng so với các chi phí đầu tư thì chưa cập.

Gia Minh: Vậy đã có những đề xuất gì?

Chúng tôi kiến nghị các cơ sở chế biến sữa mà nhập bã sữa từ nước ngoài về thì hạn chế. Đây là nghịch lý mà người tiêu dùng và chăn nuôi phải chấp nhận. Yêu cầu nhà nước có tiêu chí quản lý rõ ràng.

Trần Văn Lý Có đề xuất sẽ xây dựng nhà máy chế biến sữa tại địa phương. Kêu gọi các trại bò tham gia. Chủ trương là tiếp cận các kỹ sư đầu ngành.

Chúng tôi kiến nghị các cơ sở chế biến sữa mà nhập bã sữa từ nước ngoài về thì hạn chế. Đây là nghịch lý mà người tiêu dùng và chăn nuôi phải chấp nhận. Yêu cầu nhà nước có tiêu chí quản lý rõ ràng.

Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ giá. Nếu theo cơ chế hiện nay thì người lao động và chăn nuôi không chịu được.

Khả năng thành công

Gia Minh: Đánh giá của anh về dự án ra sao?

Trần Văn Lý Thành công vì bê sinh ra ít bệnh tật và bò mẹ thích nghi.

Gia Minh: Việc chia xẻ kinh nghiệm ra sao?

Trần Văn Lý Vì mới nên chỉ chia xẻ trong anh em thôi. Bước vào nghề mới thì phải quyết tâm ngay từ đầu. Qua thực thế thì thấy mức độ không như mọi người nói.

Đóng góp cho xã hội

Mời bạn tham gia mục Nhịp Sống Trẻ. Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

Gia Minh: Việc đóng góp cho xã hội thế nào?

Trần Văn Lý Tạo công ăn việc làm cho người dân trồng thức ăn cho bò.

Gia Minh: Điều muốn nói với người trẻ?

Trần Văn Lý Trước khi vào nghề gì phải xác định tư tưởng ngay từ ban đầu. Khi đã quyết tâm thì bắt buộc tìm tòi học hỏi và qua thực tế. Thất bại thì không lường trước được, không may xảy ra nên không được nản chí mà phải đứng dậy bước đi.

Quí thính giả và các bạn trẻ vừa nghe anh Trần Văn Lý, chủ trang trại bò sữa tại Tuyên Quang, kể lại hoạt động khởi nghiệp và công tác hiện nay trong một ngành nghề khá mới mẻ tại tỉnh nhà của anh.

Mục Nhịp Sống Trẻ kỳ này tạm dừng tại đây, Gia Minh hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trẻ trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.