ASEAN và Trung Quốc đàm phán bản dự thảo thứ hai Bộ quy tắc về ứng xử ở Biển Đông

2022.10.20
ASEAN và Trung Quốc đàm phán bản dự thảo thứ hai Bộ quy tắc về ứng xử ở Biển Đông Lính Trung Quốc đi tuần ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa hôm 29/1/2016 (hình minh hoạ)
Reuters

ASEAN và Trung Quốc đã hoàn tất bản dự thảo đầu tiên Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông và đang tiến hành đàm phán về bản dự thảo thứ hai. Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi hôm 18/10 cho biết thông tin này tại một hội nghị trực tuyến do Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) và Khmer Times tổ chức.

Ông Lim Jock Hoi nói việc đàm phán đang diễn ra và có thể được tiến hành với tốc độ nhanh.

Tại họp báo thường kỳ vào ngày 20/10, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết: Từ ngày 1-3/10, tại Campuchia, đã diễn ra cuộc họp thứ 37 Nhóm công tác chung ASEAN – Trung Quốc về thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Bà Hằng cho biết, tại cuộc họp, ASEAN và Trung Quốc đã trao đổi về tình hình Biển Đông, việc thực hiện DOC và xây dựng COC, khẳng định tầm quan trọng của hoà bình, an ninh, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, nhấn mạnh việc tự kiềm chế, không có hành động gây phức tạp tình hình, giải quyết tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết cả ASEAN và Trung Quốc bày tỏ mong muốn sớm hoàn thành vòng đọc thứ hai văn bản đơn nhất dự thảo COC và sớm thông qua COC. Tuy nhiên không có thông tin nào về thời hạn cụ thể.

ASEAN và Trung Quốc đã gặp những khó khăn trong đàm phán COC từ cuối năm 2019 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, theo ông Lim Jock Hoi, hai bên đã cố gắng nối lại đàm phán qua các cuộc gặp trực tuyến.

Một số nước trong ASEAN bao gồm Việt Nam có những đề nghị trong bản thảo COC không được Bắc Kinh chấp nhận trong đó có đề nghị bao gồm quần đảo Hoàng Sa vào phạm vi của COC. Đây là quần đảo đang tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan.

Trung Quốc cũng không chấp nhận việc cho phép các nước trong khu vực tập trận chung với các nước ngoài khu vực ở Biển Đông. Bắc Kinh muốn các thoả thuận phát triển tài nguyên chung trên biển chỉ được dành cho Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á. 

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

L Quoc Chien
22/10/2022 03:46

THUYẾT ÂM MƯU CỘNG SẢN HẬU COVID 19 TỪ TRUNG CỘNG
Đảng cộng sản Việt Nam là một chi bộ bí mật của đảng cộng sản Trung Quốc theo chủ nghĩa Mao thống trị khu vực Đông Nam Á. Sau khi Bắc Kinh chiếm toàn bộ Biển Đông, các nước ASEAN sẽ thần phục Thiên triều cộng sản Bắc Kinh và CSVN sẽ được hưởng lợi về kinh tế biển và chiến lược phòng thủ quân sự tại vùng Biển Đông thuộc các nước ASEAN (được Bắc kinh chỉ thị). Phe trục cộng sản kiểu mới hình thành ở Đông Âu và Đông Nam Á hậu CoViD 19: Nga sô (Liên bang Nga biến hình) - Trung cộng - Việt cộng.

Post-covid 19 communist conspiracy theory of Chinese communist
Vietnamese communist party is a secret branch of Chinese communist party of Maoism ruled whole East south Asia. After Beijing occupied whole East Sea, ASEAN countries would bow down to the Beijing Great Court and Vietnamese communist party would get benefits on sea economy and military strategy defense strategy from East sea regions of ASEAN (assigned by Beijing). New-style communist axis formed in Eastern Europe and Southeast Asia : Russian communist (Transformed Russian Federation) - Chinese communist - Vietnamese communist.