Mỹ chuẩn bị bàn giao cho Việt Nam tàu tuần duyên loại biên thứ ba

2024.09.04
Mỹ chuẩn bị bàn giao cho Việt Nam tàu tuần duyên loại biên thứ ba Tàu tuần tra USCGC Mellon đi vào ụ khô ở Seattle, Mỹ hôm 28/8/2024
Instagram/warship_cam

Tàu tuần tra USCGC Mellon loại biên của Tuần duyên Mỹ đang đi vào ụ khô ở Seattle, bang Washington, để chuẩn bị chuyển giao cho Hải quân Việt Nam, theo thông tin và hình ảnh từ các trang tin quân sự của Mỹ hôm 28/8 vừa qua.

Đây là tàu lớp Hamilton và là tàu tuần duyên thứ ba mà Mỹ sẽ chuyển giao cho Việt Nam kể từ năm 2017 đến nay trong nỗ lực nhằm giúp Việt Nam tăng cường khả năng an ninh biển.

Hai tàu tuần duyên loại biên lớp Hamilton khác được Mỹ bàn giao cho Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm: Morgenthau bàn giao vào tháng 5/2017 và được đổi thành tàu CSB 8020; tàu John Midgett bàn giao cho Cảnh sát biển Việt Nam vào năm 2021 và được đổi tên thành tàu CSB 8021.

Trong chuyến thăm của đoàn nghị sĩ và dân biểu Mỹ tới Việt Nam hồi tháng 4 năm ngoái, ngay trước khi hai nước nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất là Đối tác chiến lược toàn diện, phía Mỹ đã công bố thông tin về việc sớm chuyển giao tàu tuần duyên thứ ba cho Việt Nam.

Thượng nghị sĩ Jeff Merkley nói với báo chí về cam kết của Mỹ trong việc giúp Việt Nam củng cố an ninh biển vào khi có những diễn biến mới ở Biển Đông và đó là lý do Mỹ đã chuyển giao các tàu tuần duyên cho Việt Nam và sẽ tiếp tục làm như vậy.

Các tàu tuần duyên của Mỹ đều là các tàu hiện đại có trang bị các công nghệ định vị và liên lạc cũng như hệ thống vũ khí tiên tiến.

Quyết định chuyển giao các tàu tuần duyên của Mỹ cho Việt Nam nằm trong nỗ lực rộng lớn hơn của Mỹ nhằm làm sâu thêm quan hệ với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là vào khi có căng thẳng ở khu vực Biển Đông. Đây cũng được xem là cách mà Mỹ đối phó với ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc trong khu vực, nước đòi chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông.

Tàu USCGC Mellon được hạ thủy vào năm 1966 và được chính thức đưa vào hoạt động vào năm 1968. Tàu đã từng được sử dụng trong chiến tranh  Việt Nam, giai đoạn từ 1969 đến 1972 và được loại biên vào năm 2020.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Duy Hữu, USA
04/09/2024 09:54

Gần mực Tàu thì đen, độc đảng, độc tài, độc quyền, độc đoán, độc tôn, độc địa, độc ác, độc ngu, độc đi làm tôi giặc Tàu Cộng.
Gần đèn Mỹ thì sáng, đa đảng, đa tài, đa quyền, đa năng, đa hiệu, đa dạng, đa chiều, đa chiêu phát triển đất nước, chống giặc Tàu.

Malay
04/09/2024 20:57

Trung quốc nỗ lực đóng các tàu vỏ thép cở thật lớn đem ra biển Đông hù dọa, đam va, phun vòi rồng với các tàu nước khác nhỏ hơn. Trung quốc dùng chiến thuật này "không đánh mà thắng", chiếm được hết đảo này sang đảo khác cho đến khi bá chủ thế giới. Trung quốc luôn dùng từ "nước ngoài khu vực" "không được can thiệp". Nhưng Trung quốc cố tình làm lơ sự thật biển Đông là vùng biển quốc tế, lưu lượng toàn cầu. Vì ĐCSTQ quá biết muốn bá chủ thế giới trước hết phải chiếm cho bằng được toàn bộ biển Đông. Khi chiếm được toàn bộ biển Đông, trước mắt đã khống chế tất cả các nước khu vực Đông Nam Á, sau đó Đài Loan "tự nguyện" về với Trung quốc. Lúc này Trung quốc mặc sức đe dọa Nhật Bản, mở rộng con đường ngăn cản Mỹ và nhiều cường quốc khác vào châu Á, ... cuối cùng Trung quốc sẽ trở thành "lãnh tụ" của thế giới và bắt đầu ca ngợi sự "thiên tài" của Tập Cận Bình

Alan Tran
04/09/2024 21:12

Tôi là cựu quân nhân Hải Quân Việt nam Cộng Hòa theo tôi thi HQ việt cộng không đủ kiến thức đề điều khiển con tàu chỉ là giao trứng cho ác